Những điều cần biết khi mở cửa hàng sữa cho người mới kinh doanh
| On Th728,2022Kinh doanh sữa trẻ em có lời và chưa bao giờ hết “hot”. Nhưng để đi đến một cửa hàng hoàn thiện cần trải qua nhiều giai đoạn, bài viết dưới đây sẽ đưa ra cái nhìn tổng thể để người mới kinh doanh có thể hình dung các bước cơ bản mở cửa hàng sữa trẻ em.
1. Xác định loại hàng cần có khi mở cửa hàng sữa
“Bán sữa của hãng nào tốt nhất?” là câu hỏi thường gặp với người mới đầu kinh doanh ngành sữa trẻ em. “Tốt” ở đây có 3 nghĩa: tốt cho việc kinh doanh của bạn, chất lượng sữa tốt và lượng tiêu thụ tốt.
Và quan trọng nhất cho việc kinh doanh là chiết khấu cao và được người tiêu dùng yêu thích.
“Bán nhiều loại hay một loại thì tốt hơn?” là câu hỏi tiếp theo để đi đến quyết định nhập hàng. Lời khuyên của nhiều người kinh doanh là nên bán tập trung sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa thôi. Ví dụ: chuyên sữa bột, sữa tươi, váng sữa, bột sữa … bởi người tiêu dùng sẽ ưu tiên lựa chọn những nơi uy tín, chuyên kinh doanh về sữa để có độ uy tín và yên tâm hơn.
2. Trang bị thiết bị
Nếu có một lượng vốn trên 50 triệu, nên đầu tư thêm máy móc như tủ lạnh, camera giám sát, phần mềm quản lý bán hàng,…. Vì sữa là mặt hàng tiêu dùng có giá trị dinh dưỡng, lại có hạn sử dụng ngắn và cần được bảo quản đúng cách. Bạn cũng nên tính đến phương án kiểm soát, cập nhật được hạn sử dụng của sản phẩm.
Ngoài ra hãy chuẩn bị quầy kệ và tủ lạnh, tủ đông phù hợp với cửa hàng nữa. Bạn cũng có thể làm việc trực tiếp với công ty để nhận được hỗ trợ tủ đông tủ lạnh, quầy kệ, bảng biển, thậm chí là mái hiên nhưng với điều kiện bạn phải đảm bảo cho họ 1 mức doanh số nào đó.
Ngoài ra, để quản lý mua bán, hàng hóa, bạn cũng nên trang bị cho mình phần mềm quản lý bán hàng phù hợp để dễ quản lý hơn.
3. Tìm nguồn hàng chất lượng
Theo kinh nghiệm của những người bán hàng, có 2 hình thức nhập nguồn hàng:
– Nhập hàng của nhà phân phối khu vực bạn đang ở: Mỗi khu vực địa lý sẽ có 1 nhà phân phối độc quyền, nhà phân phối chính là đại lý uỷ quyền của công ty. Thông thường bạn sẽ phải đăng ký chỉ tiêu nhập hàng trong tháng từ đầu tháng, ứng với mỗi chỉ tiêu là một mức trả thưởng hoặc chiết khấu, sẽ được trả vào cuối tháng.
– Nhập hàng của các đại lý trung gian: Có thể là công ty nhập khẩu, phân phối sữa từ các nhà sản xuất. Họ có thể sẽ chiết khấu trực tiếp trên đơn hàng cho bạn, không chờ đợi cuối tháng mới chiết khấu như công ty nữa, như vậy vốn của bạn sẽ không bị tồn đọng.
Mỗi hình thức sẽ có những ưu điểm riêng, chủ cửa hàng cần cân nhắc đến mục tiêu và cách thức hoạt động của mình để lựa chọn phương án tốt nhất.
4. Tính lợi nhuận
“Mở cửa hàng sữa có lãi không?” là thắc mắc lớn nhất của rất nhiều người khi muốn mở cửa hàng sữa. Có rất nhiều phân tích khẳng định rằng bán sữa trẻ em “1 vốn 6 lời” cho thấy tiềm năng lớn của thị trường, tuy đã có những sự dao động nhất định nhưng không đáng kể. Sữa là mặt hàng tiêu dùng thường xuyên, nếu khách hàng mua thường xuyên trong tháng thì lợi nhuận sẽ rất cao.
Hiện nay nhu cầu của người tiêu dùng càng ngày càng cao, bên cạnh sữa bột công thức, sữa tươi cũng là lựa chọn đa số của các bà mẹ. Có rất nhiều thương hiệu sữa tươi xuất hiện trên thị trường trong đó đặc biệt, nhiều người tiêu dùng đang có xu hướng tìm hiểu và sử dụng những sản phẩm từ nước ngoài.
Hiện nay một trong những thương hiệu nổi tiếng về chất lượng sản phẩm là Mlekovita. Mlekovita được biết đến là một tập đoàn sữa lớn nhất ở Trung và Đông Âu. Là một thương hiệu lâu đời của Ba Lan thành công trong việc cung cấp sản phẩm sữa tươi chất lượng cao nhất và luôn được nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng, yêu thích.